Brazil

Khó đạt mục tiêuHôm qua (30.10), Quốc hội (QH) d&agr bitexco financial tower

【bitexco financial tower】Tháo gỡ nút thắt trong giảm nghèo

Khó đạt mục tiêu

Hôm qua (30.10),áogỡnútthắttronggiảmnghèbitexco financial tower Quốc hội (QH) dành cả ngày để tiến hành giám sát tối cao việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 về xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi giai đoạn 2021 - 2030.

Chương trình xây dựng nông thôn mới  dù đạt một số kết quả nhưng  vẫn còn nhiều hạn chế ảnh: Phạm Đức

Chương trình xây dựng nông thôn mới dù đạt một số kết quả nhưng vẫn còn nhiều hạn chế

PHẠM ĐỨC

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê Kđăm, Phó trưởng đoàn giám sát, cho biết tỷ lệ giảm hộ nghèo trong các năm 2021, 2022 và ước thực hiện năm 2023 cũng như tỷ lệ giảm nghèo dân tộc thiểu số đều đạt và vượt mục tiêu đề ra. Tuy nhiên, việc phân bổ ngân sách T.Ư thực hiện chương trình giảm nghèo còn chậm. Giải ngân vốn ngân sách T.Ư năm 2022 chỉ đạt 35,63% kế hoạch.

Đáng chú ý, các huyện nghèo mới chỉ quan tâm đánh giá việc giảm tỷ lệ hộ nghèo, chưa đánh giá thực chất mức tăng thu nhập bình quân đầu người hằng năm. "Kết quả giảm tỷ lệ hộ nghèo hằng năm chưa thực sự phản ánh đầy đủ các tác động của chương trình", ông Y Thanh Hà Niê Kđăm nhấn mạnh.

Với chương trình xây dựng nông thôn mới, dù cũng đạt một số kết quả nhưng việc triển khai chương trình có nhiều hạn chế. Nguồn vốn đầu tư phát triển ngân sách T.Ư phân bổ chậm. "Kết quả xây dựng nông thôn mới chưa đồng đều, chưa thực sự bền vững; một số địa phương thiếu quyết liệt và có dấu hiệu chững lại trong chỉ đạo thực hiện xây dựng nông thôn mới", ông Y Thanh Hà Niê Kđăm nêu và cho biết, để đạt mục tiêu giai đoạn 2021 - 2025 của chương trình nông thôn mới là "rất khó khăn".

Tháo gỡ nút thắt trong giảm nghèo  - Ảnh 3.

BẢO NGUYỄN

Theo Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, giải ngân năm 2023 cho chương trình phát triển KT-XH đồng bào thiểu số đã có tiến bộ, nhất là đầu tư công. Song, tương tự 2 chương trình trên, việc phân bổ vốn T.Ư chậm, kết quả giải ngân đạt thấp, từ năm 2022 đến tháng 6.2023 mới chỉ giải ngân khoảng 18,9%. Theo báo cáo, chương trình đến nay đã đạt và vượt nhiều chỉ tiêu đề ra, song trên thực tế, đời sống đồng bào dân tộc thiểu số còn gặp rất nhiều khó khăn, nguy cơ tái nghèo cao; khoảng cách giàu nghèo có xu hướng gia tăng.

"Khả năng đạt mức thu nhập bình quân tăng 2 lần so với 2020, giảm 50% số xã đặc biệt khó khăn, hoàn thành các chỉ tiêu về thiếu đất ở, đất sản xuất, quy hoạch dân cư và nhiều chỉ tiêu khác đến năm 2025 ở vùng dân tộc thiểu số theo mục tiêu của chương trình là rất khó khăn", ông Y Thanh Hà Niê Kđăm nêu.

Tăng cường phân quyền, tránh chồng chéo

Đoàn giám sát cũng chỉ ra những nguyên nhân khách quan như chương trình đầu tiên triển khai nên không tránh khỏi những khó khăn, lúng túng về chỉ đạo, tổ chức thực hiện. Bên cạnh đó, năng lực thực tiễn của một bộ phận cán bộ, công chức tham mưu, xây dựng văn bản, chính sách hạn chế. "Có tình trạng đùn đẩy, né tránh, tâm lý sợ trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, công chức trong thực thi nhiệm vụ, nhất là cơ sở pháp lý để thực hiện một số chính sách còn chưa rõ ràng, đồng bộ", Chủ tịch Hội đồng Dân tộc nhấn mạnh.

Theo đại biểu (ĐB) Trần Đức Thuận (đoàn Nghệ An), việc chậm giải ngân vốn của các chương trình không chỉ gây lãng phí tiền bạc mà các mục tiêu tốt đẹp chương trình muốn hướng tới cũng chưa kịp đến với người nghèo. Ông đề xuất giải pháp phát động tinh thần tương thân tương ái, "tỉnh giàu giúp tỉnh nghèo, huyện giàu giúp huyện nghèo, xã giàu giúp xã nghèo, gia đình giàu giúp gia đình nghèo". Khuyến khích doanh nghiệp tạo công ăn việc làm cho người nghèo thông qua các chính sách ưu đãi để thu hút đầu tư.

Sớm trình cơ chế đặc thù thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia

Giải trình cuối phiên giám sát, Phó thủ tướng Trần Lưu Quang cho biết vấn đề được nhiều đại biểu đề cập là việc phân cấp giữa T.Ư với địa phương đã được Chính phủ lĩnh hội và xử lý ngay từ đầu. Cũng theo ông Quang, hiện đã có chủ trương của cấp có thẩm quyền, tại kỳ họp QH gần nhất, Chính phủ sẽ trình QH thí điểm cho phép mỗi tỉnh lựa chọn một huyện thí điểm được trộn 3 chương trình mục tiêu quốc gia. Cùng đó, cho phép vốn sự nghiệp tiêu không hết thì chuyển thành vốn đầu tư phát triển. "Đây là tháo gỡ nút thắt rất lớn", ông Quang nói.

Về vấn đề chuyển vốn chưa sử dụng trong các năm 2022, 2023 sang năm 2024, ông Quang cho biết trong báo cáo QH, Chính phủ khẳng định phấn đấu vốn năm 2022 sẽ giải ngân trong năm 2023. "Tuy nhiên, hôm nay, xin phép nói lại cái này", ông Quang nói, và cho biết Chính phủ "tiên lượng" điều này với điều kiện tại kỳ họp lần này, chúng ta sẽ có cơ chế đặc thù trong thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia.

"Với tinh thần chung chúng ta được biết thì có lẽ kỳ họp gần nhất nếu sớm thì phải tháng 1.2024. Cho nên, thiết tha mong muốn ĐB đồng ý cho chuyển nguồn tới ngày 31.12.2024 luôn. Nếu không chúng ta sẽ bị cắt 13.000 tỉ đồng, chủ yếu vốn sự nghiệp. Trong khi nguồn vốn hạn hẹp, mục tiêu thì lớn lao, nếu cắt cái này thì sẽ rất khó", ông Quang nêu, và nói rằng, "đề nghị cái này cũng ngại lắm vì vi phạm nguyên tắc quản lý và sử dụng ngân sách. Tuy nhiên, mong ĐB xem đây là chuyện hết sức đặc biệt".

ĐB Nguyễn Duy Minh (đoàn Đà Nẵng) đánh giá sự phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương còn chưa chặt chẽ, bộ máy vận hành chưa thống nhất, các địa phương còn lúng túng, thiếu quyết liệt, tâm lý sợ sai; các bộ, ngành thường mất thời gian trả lời các vướng mắc của địa phương, ảnh hưởng tới tiến độ chương trình đã đề ra. Do đó, ông Minh kiến nghị tăng cường phân cấp, phân quyền cho các địa phương, tránh chồng chéo trong các văn bản; việc trả lời các kiến nghị, đề xuất của địa phương, đặc biệt không trả lời chung chung.

Trong khi đó, ĐB Dương Văn Phước (đoàn Quảng Nam) thẳng thắn nhìn nhận, qua 3 năm thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, kết quả về giảm nghèo vẫn chưa đạt như mục tiêu đề ra; nguy cơ tái nghèo, phát sinh nghèo còn cao; đời sống người dân vẫn gặp vô vàn khó khăn; khoảng cách giàu nghèo giữa người dân, giữa vùng miền, địa phương vẫn rất lớn. Từ đó, ĐB Phước đề nghị QH, Chính phủ, các bộ, ngành T.Ư, từng địa phương phải quyết liệt hơn nữa, kịp thời giải quyết các vướng mắc, bất cập để mang lại ấm no, hạnh phúc cho người dân.

Trách nhiệm thuộc về ai ?

Theo ĐB Nguyễn Thị Việt Nga (đoàn Hải Dương), đánh giá của đoàn giám sát vẫn trên tinh thần nương nhẹ và "có lúc còn chung chung" khi chỉ ra trách nhiệm và những hạn chế, tất cả đều gói gọn trong cụm từ "còn có hạn chế", mà chưa cụ thể hóa trách nhiệm. Hiện, tốc độ giải ngân của các chương trình này quá chậm và quá trình triển khai đang có quá nhiều vướng mắc, song bà Nga tỏ ra lo ngại khi Ủy ban Dân tộc vẫn nhận định "sẽ đạt được mục tiêu theo lộ trình". Liệu có dẫn đến việc lấy mục tiêu giải ngân là đích đến và hệ lụy sẽ là chạy theo thành tích "giải ngân lấy được" dẫn tới sai phạm hoặc không hiệu quả, lãng phí nguồn lực?

Bên cạnh đó, báo cáo giám sát chỉ rõ điểm hạn chế chung nhất của 3 chương trình là chậm tiến độ, như chậm triển khai ban hành văn bản, chậm hướng dẫn, chậm giải ngân… Tuy nhiên, mấu chốt, theo ĐB Nga, là năng lực cán bộ và tinh thần trách nhiệm trong thực thi công vụ. Đây mới là gốc của mọi công việc, chừng nào còn khó khăn, vướng mắc ở chính những người thực thi công vụ, chừng đó công việc vẫn còn gặp nhiều trở ngại.

Quốc hội sẽ chất vấn theo các nhóm lĩnh vực

Chiều tối 30.10, Chủ tịch QH Vương Đình Huệ chủ trì cuộc làm việc rà soát công tác chuẩn bị chất vấn tại kỳ họp thứ 6, QH khóa XV. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự cuộc làm việc.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng mục tiêu của hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn là phải khẳng định được kết quả đã làm được, đồng thời đánh giá những việc còn phải rút kinh nghiệm, góp phần để QH thực hiện giám sát tối cao. Thủ tướng nhất trí với phát biểu của Chủ tịch QH Vương Đình Huệ trong phần gợi mở rằng thông qua giám sát để các cơ quan cùng tìm ra giải pháp phù hợp, sát với tình hình thực tiễn, bám sát sự lãnh đạo của Đảng, đưa đất nước vượt qua giai đoạn khó khăn, tiếp tục phát triển.

Kết luận cuộc làm việc, Chủ tịch QH Vương Đình Huệ cảm ơn ý kiến của Thủ tướng Phạm Minh Chính, đồng thời cho biết sẽ tổ chức chất vấn và trả lời chất vấn theo các nhóm lĩnh vực: kinh tế tổng hợp - vĩ mô, kinh tế ngành, văn hóa, xã hội, tư pháp, nội chính, kiểm toán nhà nước. Hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn được tổ chức trong 2 ngày rưỡi (từ sáng 6.11 - sáng 8.11). Chủ tịch QH đề nghị Tổng thư ký QH và các cơ quan của QH chuẩn bị kỹ lưỡng cho công tác chất vấn và trả lời chất vấn. Quá trình diễn ra các phiên chất vấn cần tổng hợp kết quả ngay sau khi kết thúc chất vấn từng nhóm lĩnh vực để chuẩn bị dự thảo Nghị quyết chất vấn và trả lời chất vấn, kịp thời gửi lấy ý kiến các cơ quan hữu quan, Ủy ban Thường vụ QH trước khi trình QH xem xét, quyết định.

TTXVN

Tranh luận, ĐB Nguyễn Công Long (đoàn Đồng Nai) cho rằng báo cáo và dự thảo nghị quyết đã xác định rõ trách nhiệm. Dự thảo nghị quyết nêu trách nhiệm trước hết thuộc về Chính phủ, ban chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia mà chủ yếu là các bộ chủ quản, gồm Bộ NN-PTNT, Bộ LĐ-TB-XH, Ủy ban Dân tộc, Bộ KH-ĐT… "Nhưng với một chương trình lớn như thế này, với các tồn tại, hạn chế đã được chỉ ra sau kết quả giám sát thì QH cũng không thể né tránh trách nhiệm. Trước đồng bào và cử tri cả nước thì QH cũng cần thẳng thắn nhận trách nhiệm về mình, trong đó có cả vấn đề thiết kế các chương trình này", ĐB Long nêu.

Ông cũng dẫn lại quá trình giám sát, cử tri và các cấp chính quyền, tổ chức thực hiện đều đặt câu hỏi: "Tại sao không thiết kế vào cùng một chương trình để đảm bảo tính tổng thể; cách thiết kế, cách tiến hành để thực hiện chương trình đó tại sao lại không bố trí được khoa học hơn?". ĐB thừa nhận và cho rằng rõ ràng QH có trách nhiệm trong việc xây dựng, trong việc hoạch định thực hiện các chương trình. Mặc dù, mục tiêu rất tốt đẹp nhưng thiết kế mà không ổn định, không khoa học thì dứt khoát quá trình tổ chức thực hiện rất có vấn đề. Đây cũng là điều cần rút ra nhằm hoàn thiện khi QH sắp tới phải ban hành thực hiện các chính sách khác tương tự. Ông cũng đề xuất trong dự thảo chỉnh sửa theo hướng QH cũng thẳng thắn nhận trách nhiệm của mình đối với việc hoạch định và xây dựng chính sách này.

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap